Thực trạng nuôi dưỡng đường tiêu hoá ở bệnh nhân sốc nhiễm trùng tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Tóm tắt
Cơ sở: Nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc nhiễm trùng vẫn được coi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do nhiễm trùng ở trẻ em. Bên cạnh thực hiện tốt gói hồi sức ban đầu, dinh dưỡng là một phần quan trọng trong điều trị để cải thiện tiên lượng điều trị của bệnh nhân. Hướng dẫn của Chiến dịch Sống còn trong Nhiễm khuẩn huyết năm 2020 đề xuất ưu tiên bắt đầu nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa sớm trong vòng 48 giờ sau khi nhập viện ở các trẻ không có chống chỉ định với nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa và không trì hoãn nuôi dưỡng đường tiêu hóa chỉ dựa trên cơ sở sử dụng thuốc vận mạch – trợ tim với khuyến cáo yếu, mức độ bằng chứng thấp. Tuy nhiên việc cung cấp dinh dưỡng qua đường tiêu hoá cho trẻ mắc sốc nhiễm khuẩn cũng như trẻ mắc bệnh nặng nói chung vẫn là một thách thức trên lâm sàng. Nhằm hiểu rõ hơn về thực trạng nuôi dưỡng, những thách thức và kết quả điều trị cho trẻ em mắc sốc nhiễm trùng tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với hai mục tiêu chính:
Mô tả thực trạng nuôi dưỡng đường tiêu hoá sớm ở bệnh nhân sốc nhiễm trùng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nuôi dưỡng đường tiêu hoá sớm.
Mô tả mối liên quan của nuôi dưỡng đường tiêu hoá sớm và kết quả điều trị của bệnh nhân sốc nhiễm trùng.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 52 bệnh nhân với chẩn đoán Sốc nhiễm trùng được điều trị tại khoa Điều trị tích cực Nội khoa Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 6/2022 – tháng 6/2023.
Kết quả nghiên cứu: Trong 52 bệnh nhân được nghiên cứu, có 22 trẻ được nuôi dưỡng đường tiêu hoá trong 48 giờ đầu kể từ khi nhập khoa Điều trị tích cực Nội khoa (chiếm 42,3% tổng số bệnh nhân). Một số yếu tố liên quan đến việc trì hoãn chỉ định nuôi dưỡng đường tiêu hoá là tình trạng huyết động, tình trạng suy chức năng cơ quan, các can thiệp phẫu thuật, thủ thuật, các triệu chứng tiêu hoá (chảy máu tiêu hoá, bụng chướng, nôn, ăn không tiêu,…).
Trên mô hình phân tích hồi quy đơn biến, nuôi dưỡng đường tiêu hoá sớm có mối tương quan với giảm nguy tử vong ([OR] = 0,14; 95% CI: 0,03 - 0,51; p = 0,006) và giảm thời gian không nằm hồi sức (β = 5,6 và p = 0,003). Tuy nhiên, không thấy sự tương quan có ý nghĩa thống kê giữa nuôi ăn sớm và tử vong cũng như thời gian không nằm hồi sức trong mô hình phân tích hồi quy đa biến (p = 0,088 và p = 0,2). Trên mô hình hồi quy đơn biến và đa biến, ăn sớm có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với tăng thời gian không thở máy của bệnh nhân với kết quả phân tích đơn biến có beta = 9,0; 95% CI: 3,7 – 14; p = 0,001 và phân tích đa biến có beta = 5,0; 95% CI: 0,34 – 9,6; p = 0,001.
Điểm PELOD-2 cao là các yếu tố độc lập có mối tương quan với tăng nguy cơ tử vong và giảm thời gian không thở máy (p < 0,05). Điểm vận mạch - trợ tim sau 48 giờ cao là yếu tố có mối tương quan chặt chẽ với tăng nguy cơ tử vong và giảm thời gian không nằm hồi sức, thời gian không thở máy (p < 0,05).
Hạn chế: Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu hồi cứu dựa vào việc thu thập dữ liệu từ hồ sơ bệnh án. Các dữ liệu từ hồ sơ bệnh án có thể không đầy đủ và làm hạn chế thu thập một số thông tin mong muốn. Bên cạnh đó, với mẫu số 52 bệnh nhân, việc sử dụng mô hình hồi quy đa biến có thể gặp hạn chế trong việc đánh giá đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng.
Kết luận: Để khắc phục những hạn chế của nghiên cứu hồi cứu và có được đánh giá toàn diện hơn về vấn đề dinh dưỡng đường tiêu hoá trên bệnh nhi mắc sốc nhiễm trùng, chúng tôi khuyến nghị thực hiện các nghiên cứu mở rộng đa trung tâm với số lượng bệnh nhân lớn hơn.
Định danh
https://vinspace.edu.vn/handle/VIN/184Collections
Related items
Showing items related by title, author, creator and subject.
-
Cytokine-primed umbilical cord mesenchymal stem cells enhanced therapeutic effects of extracellular vesicles on osteoarthritic chondrocytes
Nguyen, Thu Huyen; Dao, Huy Hoang; Duong, Chau Minh; Nguyen, Xuan Hung; Hoang, Diem Huong; Do, Xuan Hai; Truong, Trung Quang; Nguyen, Tu Dac; Nguyen, Thanh Liem; Than, Uyen Thi Trang (2022-10)In recent years, extracellular vesicles (EVs) secreted by mesenchymal stem cells (MSCs) have emerged as a potential cell-free therapy against osteoarthritis (OA). Thus, we investigated the therapeutic effects of EVs released ... -
Adaptive Proxy Anchor Loss for Deep Metric Learning
Nguyen, Do Trung Chanh; Nguyen, Phan; Tran, Sen; Ta, Duc Huy; Duong, T.M. Soan; Bui, Trung; Truong, Q.H. Steven; Pham, Hong Thinh; Nguyen, Thanh Dat; Nguyen, Huu Thanh; Nguyen, M. Hien; Truong, Thu Huong (2022-10)Deep metric learning (or simply called metric learning) uses the deep neural network to learn the representation of images, leading to widely used in many applications, e.g. image retrieval and face recognition. In the ... -
An LSTM-based Approach for Overall Quality Prediction in HTTP Adaptive Streaming
Nam, Pham Ngoc; Tran, T. T. Huyen; Nguyen, D. Duong; Truong, Cong Thang; Nguyen, V. Duc (2019-04)HTTP Adaptive Streaming (HAS) has become a popular solution for multimedia delivery nowadays. In HAS, video quality is generally varying in each streaming session. Therefore, a key question in HTTP Adaptive Streaming is ...